Leaders

Đừng Nên Cố Gắng Trở Thành Người Công Tâm Trên Cương Vị Là Người Lãnh Đạo

Leaders Should Stop Trying To Be Fair

Có một tình trạng lớn đối với các nhà lãnh đạo là luôn cố gắng công bằng với các thành viên trong nhóm của họ. Nếu họ cho một thành viên bất kỳ thứ gì đó, họ cảm thấy phải có nghĩa vụ cung cấp cho những người còn lại trong nhóm. Điều này là hoàn toàn không cần thiết và cũng không được về lâu dài. Các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc làm điều đúng đắn hơn là làm điều công bằng.

Công bằng là điều mà chúng ta đã được dạy từ khi còn rất nhỏ. Chúng ta mang theo tính cách đó đến khi trưởng thành. Chúng ta truyền đạt lời dạy đó cho con cái của chúng ta và chúng lại truyền cho con cái của chúng. Công bằng là một đặc điểm tính cách độc đáo được áp dụng ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Vì vậy, rất dễ hiểu rằng các nhà lãnh đạo sẽ có sự thôi thúc trong việc luôn muốn công bằng.

Nhưng công bằng không thực sự giúp các nhà lãnh đạo đặt được hiệu quả. Nỗi ám ảnh về sự công bằng có thể có tác động tiêu cực ngược lại. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên ngừng cố gắng để trở thành người công bằng.

  • Công bằng không có nghĩa là bình đẳng. Nhiều người lầm tưởng công bằng là bình đẳng. Nếu người ta đi đến đây, người ta cũng phải đến đó để mọi thứ được công bằng. Nhưng điều đó là bình đẳng, không phải là công bằng.
  • Quá nhiều áp lực để bạn phải là người công tâm. Luôn cố tỏ ra công bằng có thể gây căng thẳng. Bạn liên tục căng thẳng về việc bạn có công bằng hay không. Bạn lo ngại rằng nếu bạn không công bằng, sẽ có phản ứng tiêu cực từ các thành viên khác trong nhóm. Khả năng xảy ra một cuộc hỗn loạn sẽ tiêu diệt bạn, vì vậy bạn phải sống trong sợ hãi.
  • Nó là điều không cần thiết. Điều mà một số nhà lãnh đạo có thể không nhận ra là có thể nhóm không quan tâm đến sự công bằng. Họ thậm chí có thể không muốn sự công bằng. Những gì bạn cho một người có thể không phải là thứ mà người khác cũng muốn.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo cố gắng trở nên công bằng bằng cách đảm bảo rằng bạn cho mọi người những thứ như nhau, thì bạn thực sự không công bằng. Bạn đang cố gắng bình đẳng. Và thậm chí bình đẳng cũng không phải là điều bạn nên làm. Cũng rất khó để bình đẳng. Lấy ví dụ khi bạn giao nhiệm vụ cho nhóm của bạn làm. Nếu bạn giao một lượng nhiệm vụ đồng đều cho tất cả các thành viên trong nhóm thì điều đó có vẻ là điều hợp lý. Nó có vẻ như là sự chia nhỏ công việc. Nhưng chúng ta hãy xem xét lại điều đó. Giả sử rằng mỗi nhiệm vụ là hoàn toàn giống nhau, nhưng trong nhiều trường hợp thì không, nhưng giả sử có thì mỗi thành viên có giống nhau không? Mỗi người là không như nhau. Mỗi thành viên trong nhóm của bạn có thể chia sẻ cùng một chức vụ, nhưng mức độ kỹ năng của họ là khác nhau. Ngoài ra, một số có thể được thưởng nhiều hơn những người khác. Một số có thể làm việc chăm chỉ hơn những người khác để hoàn thành chính xác cùng một nhiệm vụ.

Điều tôi cố gắng đưa ra ở đây là với tư cách là một nhà lãnh đạo bạn không nên dành quá nhiều công sức để cố gắng trở nên công tâm. Vẫn ổn nếu bạn không công bằng và bạn cần hiểu điều đó. Bạn cần đặt kỳ vọng đó. Thay vì cố tỏ ra công bằng, hãy dành nhiều nỗ lực hơn để làm điều đúng đắn. Làm điều đúng đắn để nâng tầm nhóm của bạn lên cũng như là từng thành viên trong nhóm.

Hãy xem lại ví dụ về phân công nhiệm vụ. Nếu một nhân viên có thể hoàn thành 10 nhiệm vụ trong một ngày làm việc 8 giờ và nhân viên tiếp theo có thể hoàn thành 14 nhiệm vụ trong cùng một ngày làm việc 8 giờ, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ không giao cho cả hai nhân viên mỗi người 10 nhiệm vụ phải hoàn thành trong một ngày, điều đó làm lãng phí thêm 3 nhiệm vụ đáng lẽ phải hoàn thành. Bạn sẽ không giao cho cả hai nhân viên 14 nhiệm vụ mà mỗi người phải cố gắng hoàn thành trong một ngày. Một người có thể hoàn thành chúng mà không gặp bất kì vấn đề gì, nhưng người kia sẽ không thể hoàn thành tất cả 14 nhiệm vụ hoặc phải làm thêm thời gian chỉ để hoàn thành công việc. Chắc chắn rằng cố gắng giao 12 nhiệm vụ cho mỗi nhân viên như một sự thỏa hiệp cũng không phải là một giải pháp.

Thay vì cố gắng chia đều các nhiệm vụ, hãy chỉ làm đúng việc. Đưa ra 14 nhiệm vụ cho nhân viên có thể hoàn thành chúng trong một ngày và 10 nhiệm vụ cho nhân viên chỉ có thể hoàn thành 10 nhiệm vụ trong một ngày. Làm như vậy sẽ thách thức từng thành viên một cách thích hợp và giữ động lực và nỗ lực cao. Sau đó, bạn dành phần thưởng tương ứng, thưởng nhiều hơn cho nhân viên có thể làm được nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng không cần phải công bằng, vì có những khía cạnh và biến đổi khác cần xem xét.

Điểm mấu chốt dành cho bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo là dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc làm thế nào để có được năng suất cao hơn từ nhóm của bạn. Dành thời gian để giúp mỗi thành viên đạt được nhiều kết quả hơn và trở nên tốt hơn. Cố gắng công bằng chỉ là một sự phân tâm vô lý. Hãy chấp nhận sự không công bằng và đặt ra kỳ vọng rằng bạn sẽ làm đúng và đưa ra quyết định đúng. Không phải là quyết định công tâm.

Photo by: Matthew Henry

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *