Leaders

Lãnh Đạo Khẩn Cấp

Hãy tưởng tượng rằng các thành viên trong nhóm của bạn đang xin nghỉ việc, các kỹ sư cao cấp hàng đầu của bạn cũng đang có dấu hiệu bất mãn và bạn lo sợ rằng họ cũng đang tìm kiếm những cơ hội mới. Bạn không biết điều gì đang xảy ra và lý do của nó là gì, nhưng bạn lo sợ rằng đây là một khuynh hướng mà có thể làm cạn kiệt nguồn nhân lực của bạn, nghiêm trọng hơn là khả năng lây lan nhanh sự ảnh hưởng này đến những người còn lại trong nhóm bạn.  Bạn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, nhưng bạn không thực sự có được những thông tin giá trị nào. Và bạn luôn tự hỏi rằng “Tôi phải làm sao đây”, “Tôi có thể làm gì để ngăn chặn việc này”?

Việc trở thành một “nhà lãnh đạo ngay lập tức” là rất hiếm và hầu như chỉ xuất hiện trong các bộ phim bom tấn điện ảnh do Hollywood sản xuất. Một sự lãnh đạo bền vững cần được phát triển và diễn ra theo thời gian. Các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên của mình và đây là một quá trình diễn ra liên tục và được xây dựng bằng nỗ lực của cả hai bên. Điều đó có nghĩa rằng bạn không thể mong đợi mình trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, nơi mà mọi người luôn sẵn sàng giành thời gian để chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm riêng của họ với bạn khi gặp khó khăn trong khi bạn chưa từng giành thời gian và sự cố gắng của mình để cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi trước đó. Nếu như bạn không giành thời gian và sự cố gắng để trở nên tài giỏi, bạn không thể nào có được lòng tin và sự cảm thông từ các nhân viên của mình.

Thế nhưng, khi chúng ta đã tìm hiểu được những nguyên nhân xảy ra điều đó, liệu chúng ta có thể làm gì được không? Đây chắc chắn là câu hỏi lớn đối với các nhà lãnh đạo. Trong những trường hợp như thế này, có một vài hành động mà các nhà lạnh đạo có thể thực hiện nhằm giảm thiếu sự tổn hao nguồn lực và có thể lấy lại sự tự tin và khả năng lãnh đạo của mình.

  1. Tiền lương của nhân viên là rất quan trọng. Chúng ta không bàn đến tiền lương hiện tại hay quá khứ của nhân viên. Chúng ta cũng không bàn đến việc số tiền ấy có đủ để nhân viên có thể trang trải được cuộc sống của mình hay không. Điều mà các nhà lạnh đạo cần đặc biệt quan tâm đó chính là mức lương mong muốn của nhân viên mình, xem xét mức lương mà các nhà tuyển dụng hoặc các đối thủ cạnh tranh có thể dùng để thu hút họ.
  2. Nhân viên muốn biết rằng công việc họ đang làm thực sự có ý nghĩa, mang lại giá trị và giúp họ ý thức được những gì sắp xảy ra ở tương lai. Với vị trí của một nhà lãnh đạo, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp một tầm nhìn doanh nghiệp rõ ràng, chỉ rõ những điều sẽ có thể ảnh hưởng đến nhân viên của bạn và giúp họ thấy rằng họ sẽ làm gì để có thể đồng hành cùng với công ty trong việc đạt được mục tiêu chung.
  3. Ngoài nhu cầu được cung cấp thông tin về định hướng của doanh nghiệp, con đường phát triển sự nghiệp bản thân cũng được nhân viên đặt giá trị và tầm quan trọng cao. Hãy đưa ra một quá trình phát triển sự nghiệp rõ ràng cùng với các bước cụ thể cho nhân viên của mình ,điều này chiếm một phần rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự cảm thông của một nhà lãnh đạo.

Chắc chắn rằng có những thứ cần được giải quyết ngay lập tức, tuy nhiên, đây là những vấn đề thiết yếu mà nhân viên mong muốn nhân được sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo của mình. Hãy tập trung giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn. Việc lãnh đạo thực sự cần chúng ta giành nhiều thời gian và nỗ lực để có thể gần gũi, tìm hiểu và tăng sự gắn kết với nhân viên của mình. Việc duy trì sự giao tiếp thường xuyên và xây dựng mối quan hệ là hoàn toàn cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Hãy nhớ rằng, một khi sự cảm thông và hòa hợp trong mối quan hệ được xây dựng, nhân viên sẽ sẵn sàng để chia sẻ với bạn nhiều hơn về tương lai và những dự định của họ.

Photo by: Peggy Marco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *